Giá cà phê 14/4/2025: Thị trường cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ

Giá cà phê trong nước

Khu vực

Giá trung bình (đồng/kg)

Biến động

Đắk Lắk

125.000

0

Lâm Đồng

124.300

+600

Gia Lai

125.000

0

Đắk Nông

125.200

+200

Đơn vị tính: VND/kg

 

Giá cà phê hôm nay đang ở mức trung bình 125.100 đồng/kg, tăng nhẹ 100 đồng so với giá cà phê hôm trước.

Kết thúc tuần trước, giá cà phê Robusta hợp đồng giao tháng 5/2025 trên Sàn giao dịch London đóng cửa ở mức 5.099 USD/tấn, giảm 0,3% so với tuần trước đó nhưng vẫn cao hơn khoảng 3,6% so với cuối năm trước.

Còn trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica hợp đồng giao tháng 5/2025 giảm 1,6% xuống còn 360 US cent/pound, nhưng vẫn tăng 12,1% kể từ đầu năm đến nay.

 

Giá cà phê 14/4/2025

 

Intelligence cho biết, trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, Brazil – nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới – đang nổi lên như bên hưởng lợi rõ rệt. Với sản lượng đa dạng (bao gồm cả Arabica và Robusta), hệ thống logistics phát triển và mối quan hệ gần gũi với Mỹ, Brazil dường như đang đứng ở vị thế tốt để củng cố vị trí thống trị toàn cầu.

Nhà phân tích Alexander Barrett chia sẻ: “Brazil vừa giành chiến thắng trong cuộc chiến cà phê.” Sự ổn định, quy mô sản xuất lớn cùng khả năng thích ứng cao đã giúp Brazil có lợi thế bền vững. Đầu tư vào sản xuất Robusta tại các tiểu bang như Espírito Santo đang gia tăng, xuất khẩu theo đó cũng tăng đều đặn.

Ngay cả khi đối mặt với các rào cản thuế quan và khí hậu, Brazil vẫn giữ được sức cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp giá cà phê Việt Nam và Indonesia trở nên đắt đỏ đối với người dân tại Mỹ.

Theo biểu thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố, hàng hóa của Brazil và Colombia nhập khẩu vào Mỹ chỉ phải chịu mức thuế suất 10%. Indonesia, quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới, chịu thuế suất 32%. Trong khi đó, Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất cà phê robusta, phải chịu thuế suất lên đến 46%. Nếu các mức thuế đối ứng được tái áp dụng sau 3 tháng nữa, Colombia cũng có thể tìm thấy cơ hội lớn. Loại Arabica đã qua xử lý ướt từ Colombia từ lâu được xem là loại cao cấp, đã bị cạnh tranh bởi sự trỗi dậy của cà phê Robusta chất lượng cao.

Tuy nhiên, thuế quan đối với Việt Nam có thể sẽ đảo ngược xu hướng đó, khiến cà phê Colombia trở nên hấp dẫn trở lại đối với các nhà rang xay Mỹ. Mặc dù vậy, với các thách thức nội tại như thiếu lao động hay áp lực từ khí hậu, khả năng gia tăng nhanh sản lượng của Colombia vẫn còn rất hạn chế.

Trong khi đó, Việt Nam và Indonesia lại rơi vào thế khó khăn. Khác với Colombia, quốc gia đã đầu tư mạnh vào việc quảng bá thương hiệu xuất xứ và loại Arabica chế biến ướt có giá trị cao, Việt Nam và Indonesia thường chỉ đóng vai trò trong chuỗi cung ứng hàng hóa số lượng lớn. Nền kinh tế của họ cũng có ít khả năng sẽ hấp thụ các cú sốc hơn so với Brazil.

Mặc dù việc áp thuế tạm thời bị hoãn, thị trường đã chịu tác động rõ rệt khi hợp đồng bị gián đoạn, khiến người mua dè chừng. Đây là nghịch lý với Việt Nam và Indonesia – những quốc gia đã xây dựng hình ảnh chất lượng và ổn định, nhưng nay lại bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính trị ngoài tầm kiểm soát.

Bình luận
Gửi bình luận
Mới nhấtQuan tâm nhất